Bên cạnh những tác phẩm thành công mỹ mãn thì Disney vẫn có hàng loạt các dự án hoạt hình đầy hứa hẹn. Đáng buồn thay, trong số đó lại có những dự án tiềm năng đã bị hủy bỏ. Chúng ta hãy cùng điểm qua những dự án đáng tiếc này:
1. Tron: Ascension
Tiếp nối sự thành công của 2 phần trước, bộ phim Tron: Ascension được dự kiến là một trong những tác phẩm được mong chờ nhất của Disney. Tuy nhiên, vào năm 2015 Disney đã thông báo rộng rãi rằng họ chính thức từ bỏ Tron 3 với lý do là hãng phim có quá nhiều dự án cần thực hiện vào thời điểm bấy giờ.
Tron: Ascension là bộ phim xoay quanh nhân vật Quorra sau khi cô bước ra khỏi thế giới ảo cùng người hùng Sam Flynn. Trước đó, bộ phim Tron: Legacy đã thu về hơn 400 triệu USD (8.660 tỷ đồng) và giúp người xem hiểu tường tận hơn về thế giới trong bộ phim Tron gốc. Thực sự tiếc nuối khi Disney đã không tiếp tục thực hiện bộ phim thứ ba, cho dù điều kiện đã chín muồi.
2. Gigantic
Dự án bị hủy bỏ gần đây nhất của Disney là Gigantic của đạo diễn Nathan Greno. Bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Jack và Cây Đậu Thần kể về cuộc thám hiểm của Jack đi tìm một thế giới của người khổng lồ được che giấu sau những đám mây.
Dự án từng dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 25/11/2020, nhưng theo thông báo mới nhất của Disney, thì họ đã bỏ Gigantic ra khỏi lịch phát hành của mình và thế chỗ bằng một dự án chưa có tên.
3. Newt
Năm 2008, Disney công bố một trong những tác phẩm tiếp theo của họ là Newt. Bộ phim xoay quanh hai sinh vật sa giông chân xanh cuối cùng trên Trái đất. Chúng không ưa gì nhau, nhưng bị con người ép phải giao phối để giúp duy trì giống loài. Lúc đó, Disney tỏ ra khá tự tin về bộ phim này khi từng lồng ghép một số chi tiết gợi ý đến tác phẩm bom tấn Toy Story (2010). Nhưng rốt cuộc, bộ phim này cũng bị Disney hủy bỏ vào năm 2010.
4. Where The Wild Things Are
Where The Wild Things Are là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ cuốn sách tranh kinh điển cùng tên của tác giả Maurice Sendak. Trong những năm 80, đạo diễn John Lasseter đã hoàn thiện trailer dài 30 giây về bộ phim này. Đó là câu chuyện về chú bé Max tinh nghịch và vùng đất Wild Things hùng vĩ của Disney mà vĩnh viễn không bao giờ hoàn thành được bởi vì năm 2001, Universal đã mua bản quyền về bộ phim này cũng như chuyển thể thành công bộ phim trên màn ảnh rộng biến nó trở thành một bom tấn thật sự.
5. Fraidy Cat
Bộ phim Fraidy Cat của đạo diễn John Musker và Ron Clements được phát hành vào năm 2009. Bộ phim là câu chuyện diễn ra tại khu phố London với nhân vật chính là chú mèo mập và người chủ Oscar của mình. Đây là bộ phim đầu tiên sử dụng những hình ảnh trong các tác phẩm nghệ thuật với những hình ảnh sống động và không kém phần hài hước. Tuy nhiên, bộ phim lại bị hủy bỏ vì các giám đốc điều hành dự án nghĩ rằng cốt truyện sẽ khó hấp dẫn khán giả nhí.
6. Catfish Bend
Catfish Bend là bộ phim được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của nhà văn Ben Lucien Burman. Bộ phim là câu chuyện về cuộc sống của các cư dân động vật ở nơi được gọi Catfish Bend.
Trong thời đó, Disney đã lần lượt mua bản quyền về những phần tiếp theo của cuốn sách này chỉ để thực hiện bộ phim này. Giám đốc nghệ thuật của Disney, nhà văn và nhà làm phim hoạt hình Ken Anderson đã rất quyết tâm hoàn thiện dự án này. Nhưng cuối cùng bộ phim cũng bị hủy bỏ trong tiếc nuối.
7. Chanticleer
Chanticleer được dựa trên câu chuyện do Edmond Rostand sáng tác. Bộ phim xoay quanh chú gà trống với cái tên Chanticleer khác thường, nó nghĩ rằng mặt trời xuất hiện vào buổi sáng là nhờ nó gọi.
Chanticleer là một trong những bộ phim mà Disney rất muốn công chiếu sau hơn 20 năm thực hiện. Nhưng vào thời điểm đó, Disney có quá nhiều dự án để thực hiện và Chanticleer là một trong những tác phẩm đáng tiếc bị Disney hủy bỏ. Mãi đến 1991, một phần của bộ phim mới được đạo diễn Don Bluth phục dựng trở lại. Dù sao có ít cũng đỡ hơn chẳng có tí gì để xem!
8. Hiawatha
Bắt nguồn cảm hứng từ bộ phim hoạt hình Silly Symphony, dự án Hiawatha của Disney là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính trong bài thơ Longfellow của Henry Wadsworth. Disney đã từng rất tự tin và đặt nhiều kỳ vọng vào nhân vật này cũng như bộ phim. Không những vậy, nhà sản xuất còn dự định làm một phim dài đầy đủ chi tiết về nhân vật này của Hiawatha. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi bộ phim sẽ không bao giờ xuất hiện trên màn ảnh.
9. Louis The Bear
Louis The Bear kể về chú gấu tên là Louis nỗ lực thoát khỏi sở thú nhờ sự giúp đỡ của một số con chuột. Giọng nói của Louis được thu âm bởi Louis Prima - người có giọng nói được xem là kho tàng quốc gia Louis Prima đã từng lồng tiếng với vai vua Louis trong The Jungle Book. Thế nhưng dự án về chú gấu Louis lại không được hoàn tất vì Walt Disney qua đời và Prima được chuẩn đoán với một khối u ở não.
10. My Peoples
Năm 2003, Disney lên kế hoạch để thực hiện bộ phim về con ma và những đứa trẻ. Những con ma trong bộ phim mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, đặc biệt có cả con ma đại diện cho Abraham Lincoln. Trải qua nhiều lần thay đổi kịch bản, câu chuyện ngày càng trở nên hấp dẫn với đội ngũ dân gian kỳ lạ. Nhưng bộ phim có giá trị về văn hóa, lịch sự này lại vĩnh viễn mất đi cơ hội ra mắt trên màn ảnh nhỏ.
11. Yellow Submarine
Bộ phim tiếp theo nằm trong danh sách nghĩa trang của Disney là dự án làm lại bộ phim Yellow Submarine. Bộ phim được dựa trên nội dung xoay quanh ban nhạc Beatles và đưa người xem được đưa đến một địa điểm huyền bí được gọi là Pepperland, họ phải sống trong một chiếc tàu ngầm màu vàng và chiến đấu với những kẻ xấu tên là Blue Meanies, không những vậy họ còn phải thỏa mãn được trong niềm đam mê âm nhạc của mình. Với một cốt truyện đầy hấp dẫn, hình ảnh vui tươi và âm thanh sinh động như vậy nhưng cuối cùng nó đã bị Disney hủy bỏ trong sự tiếc nuối tràn trề của khán giả.
12. The Gremlins
The Gremlins là dự án chuyển thể từ cuốn tiểu tuyết của Roald Dahl. Vào những năm 40 của thế kỷ trước, Disney đã viết ít nhất hai kịch bản cho dự án này. Ấy thế mà đến phút cuối cùng dự án về The Gremlins lại bị bỏ rơi.
Dự án này xoay quanh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nước Anh thất bại trong một cuộc chiến dịch với hàng ngàn chiếc máy bay đã bị bắn hạ. Lúc đó, họ đổ lỗi cho Gremlins – một sinh vật nhỏ huyền bí chuyên phá hoại máy bay.
13. One For Sorrow, Two For Joy
Năm 2004, cuốn tiểu thuyết One For Sorrow, Two For Joy đã được nhà văn Clive Woodall hoàn thiện. Nội dung là câu chuyện về một vương quốc chim có tên gọi là Birddom – nơi chỉ toàn là bóng tối. Lúc này, người thống trị của thế lực tàn phá thế giới này là con chim có tên là Slyekin, con chiên và con quạ chính là thuộc hạ của nó. Hai con chim này liên tục giết hại, ăn thịt những các loài chim khác sống ở khu vực đó. Chính vì vậy, vương quốc chim phải làm mọi cách để đối phó với những kẻ phá hủy thế giới này.
Mặc dù Disney đã mua được bản quyền của cuốn tiểu tuyết này nhưng trong cuộc họp mặt để được quyền điều chỉnh câu chuyện về bộ phim với Woodall đã rơi vào bế tắc. Bộ phim One For Sorrow, Two For Joy là một trong những bộ phim được chờ đợi nhất vào thời điểm đó. Đúng là một tin buồn cho khán giả khi nhận được thông báo về bộ phim đã bị hủy bỏ.
14. Rainbow Road To Oz
Một trong những bộ phim được yêu thích nhất trong những năm 40 của thế kỷ trước là Rainbow Road To Oz, nội dung bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Oz của Frank L. Baum. Bộ phim đã giới thiệu người xem đến một vùng đất huyền bí của phù thủy. Cùng với sự tham gia của hàng loạt các ngôi sao đình đám vào thời điểm đó là Mouseketeers, Darlene Gillespie, Annette Funicello.
Với một kế hoạch khá chỉn chu, thậm chí hãng phim Disney cũng đã hoàn thành bản trailer của The Rainbow Road to Oz và trình chiếu trên tivi. Nhưng rồi dự án cũng bị đình trệ vì theo các tin đồn không chính thức, Disney lúc bấy giờ đang bận rộn với các dự án của Disneyland và việc phát hành phim hoạt hình Sleeping Beauty.
15. Uncle Stiltskin
Năm 2013, Disney đã chính thức có được bản quyền về tác phẩm Uncle Stiltskin. Nội dung của câu chuyện kể về một người đàn ông trưởng thành cố gắng hiện thực hóa tham vọng sở hữu một cô gái có thể quay rơm thành vàng.
Ngoài ra, bộ phim còn mang hàm ý nhân văn về tình phụ tử cao quý. Có vẻ như cốt truyện này khá giống cốt truyện Rumpelstiltskin - một trong những câu truyện cổ Grimm nổi tiếng thế giới. Nhưng sau đó bộ phim đã bị hủy bỏ mà không nhận được bất kỳ câu trả lời nào từ nhà sản xuất Disney.
Theo GameK
" alt=""/>Những dự án phim cực kì tiềm năng mà Disney đã bỏ lỡTuy nhiên, lần này mọi chuyện có vẻ khác. Một loạt video, từ mở hộp, cài đặt iPhone X đến hướng dẫn một vài thao tác như cài đặt Face ID vừa xuất hiện trên YouTube. Theo 9to5Mac, những đoạn video này đã được Apple cho phép đăng tải. Có vẻ như họ đã mời một vài YouTuber trải nghiệm sản phẩm sớm và đưa ra đánh giá ban đầu.
Trong đoạn video mở hộp, có thể thấy phụ kiện của thiết bị không khác so với iPhone 8 hay 8 Plus, gồm sạc, cáp, sách hướng dẫn, que chọc SIM và thai nghe. Đây có vẻ là một chiếc máy demo, thay vì bản thương mại hoàn thiện. Sau khi tắt màn hình, máy chuyển sang chế độ demo được cài đặt trước.
" alt=""/>Mở hộp iPhone X đầu tiên trên thế giớiKhánh thành nhà máy sản xuất động cơ máy bay 200 triệu USD tại Việt Nam
Foxconn chuẩn bị mở nhà máy lắp ráp iPhone tại Việt Nam?
Bên trong nhà máy sản xuất răng sứ đặc biệt nhất Việt Nam
GE Hải Phòng là nhà máy lớn nhất đặt tại Việt Nam của GE (General Electric). Đây là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Connecticut (Mỹ). General Electric được sáng lập bởi chính Thomas Edison, nhà phát minh nổi tiếng, người đã có công trong việc cải tiến bóng đèn điện, khiến tuổi thọ của chúng trở nên lâu hơn. Ở thời điểm hiện tại, General Electric đang đứng ở vị trí thứ 18 trong top 500 doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ theo danh sách của Fortune.
![]() |
Bên trong nhà máy sản xuất tuabin gió GE Hải Phòng. |
![]() |
GE Hải Phòng là nhà máy đầu tiên của General Electric tại Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động, nhà máy GE Hải Phòng đã sản xuất và xuất khẩu hơn 6.000 hệ thống máy phát điện cho tuabin gió với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD. |
![]() |
Được đặt tại ví trị chiến lược của Việt Nam, nhà máy GE Hải Phòng đã xuất khẩu sản phẩm đi khắp thế giới, trong đó dòng sản phẩm chủ đạo là máy phát điện cho tuabin gió và các linh kiện hệ thống điều khiển điện. |
![]() |
Nhà máy đang tạo việc làm cho hơn 1.000 nhân công và đang có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động địa phương có tay nghề lên con số hơn 1.500 người nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng tái tạo đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu. |
![]() |
Nhà máy tuabin gió của GE tại Hải Phòng là một trong những nhà máy thông minh đầu tiên của Việt Nam. Thông qua việc tối ưu hóa sản xuất, Nhà máy GE Hải Phòng có thể tiết kiệm tới 50% thời gian hoàn tất đơn hàng, giảm lượng hàng tồn kho 20% trong khi nâng cao năng suất thêm 20%. |
![]() |
Để được công nhận là nhà máy thông minh, Nhà máy GE Hải Phòng được xây dựng trên 4 yếu tố, bao gồm Sản xuất tinh gọn, Hiệu suất kỹ thuật số cao, Sản xuất tiên tiến và Sản xuất đắp lớp. |
![]() |
Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là việc các quy trình và công đoạn sản xuất máy móc liên tục được tinh chỉnh và tối ưu hóa nhờ phân tích dữ liệu. |
![]() |
Để đạt được Hiệu suất kỹ thuật số cao (Digital maturity), nhà máy phải trang bị máy móc hoạt động trên nền tảng Predix được kết nối với nhau nhằm tối ưu hóa hiệu suất vận hành. |
![]() |
Do tất cả máy móc đều có hệ điều hành và liên thông với nhau bằng hệ thống Vitama, người quản lý có thể kiểm soát được thời gian làm việc và nghỉ ngơi của từng máy, từ đó tiến hành những sắp xếp hợp lý để hệ thống có thể hoạt động với hiệu suất cao nhất. |
![]() |
Trong hình là hệ thống nhà kho vật tư tại GE Hải Phòng. Các cấu kiện tại đây đều có mã vạch, khi nhập và ra khỏi kho, người phụ trách sẽ thực hiện việc quét mã vạch, thông tin về cấu kiện ngay lập tức được đưa lên và đồng bộ hệ thống thông qua nền tảng đám mây. Dù ở phòng làm việc, người quản lý nhà máy cũng có thể biết một cách chính xác còn bao nhiêu vật tư vẫn nằm trong kho theo thời gian thực. |
![]() |
Trong khi đó, Sản xuất tiên tiến (Advanced manufacturing) là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như robot, tương tác thực tế và thực tế ảo giúp chất lượng sản xuất nâng lên một tầm cao mới. |
![]() |
Cuối cùng là Sản xuất đắp lớp (Additive manufacturing). Đó là việc sử dụng công nghệ sáng tạo, cho phép nhà máy sản xuất được những chi tiết với cấu trúc bên trong phức tạp mà các quy trình sản xuất truyền thống không thể thực hiện được, từ đó chế tạo ra những linh kiện với hiệu suất vượt trội. |
Trọng Đạt
Các thông số nhiệt độ, lượng oxi hòa tan, chất rắn hòa tan, độ kiềm,... của môi trường nước đều sẽ được hệ thống ghi lại và đưa lên "đám mây". Đây là sản phẩm hoàn toàn do người Việt Nam sản xuất.
" alt=""/>Bên trong nhà máy thông minh sản xuất tuabin gió lớn nhất Việt Nam